Trà hoa cúc là loại thức uống rất được ưa chuộng vì khả năng thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Ngoài ra, trà hoa cúc còn nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khoẻ. Đặc biệt hơn là trà hoa cúc khi pha với nước ion kiềm thì lợi ích sức khoẻ sẽ tăng lên rất nhiều lần. Hãy cùng AlkaViva tìm hiểu về loại trà này qua bài viết dưới đây nhé!
Trà hoa cúc khi pha với nước ion kiềm
Xem thêm: Cách pha trà và cà phê bằng nước điện giải ion kiềm chuẩn ngon
1. Tìm hiểu về trà hoa cúc
a) Khái niệm
Trà hoa cúc (trà bông cúc) là loại nước sắc làm từ hoa cúc trắng (Chrysanthemum morifolium) hoặc hoa cúc vàng (Chrysanthemum imdicum). Loại trà này được sử dụng phổ biến nhất ở Đông Á. Người ta ngâm hoa cúc đã được sấy hoặc phơi khô vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90-95 độ C (sau khi đun sôi), có thể thêm ít đường hay thỉnh thoảng là củ khởi. Nước trà hoa cúc có màu vàng nhạt đến vàng tươi.
Trong Đông y, trà hoa cúc có nhiều tác dụng y học như chữa đau họng, hạ sốt, giảm mụn do có tính mát. Ở Triều Tiên, loại trà này giúp giữ tinh thần tỉnh táo cho người uống. Trong Tây y, trà hoa cúc dùng để uống hoặc đắp gạc nhằm chữa suy giãn tĩnh mạch chân hoặc xơ vữa động mạch.
Y học Trung Quốc còn cho rằng trà hoa cúc có khả năng làm sạch gan và sáng mắt. Người ta tin rằng trà hoa cúc có tác dụng chữa đau mắt do căng thẳng hoặc do mất cân bằng âm (thiếu nước). Trà cũng được dùng để chữa chứng mắt mờ hay nhìn thấy đốm, suy giảm thị lực hoặc hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh quan niệm này là đúng.
Khoa học hiện đại tìm thấy trong trà hoa cúc chất bisalobol (levomenol) – thành phần hoạt chất có rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Bisalobol có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và kháng vi khuẩn, giúp làn da rạng ngời hơn,…
b) Thành phần trà hoa cúc
Thành phần chính có trong trà hoa cúc là bisalobol (levomenol) có tác dụng chống kích ứng, chống viêm và chống nhiều loại vi khuẩn. Tinh dầu hoa cúc còn giúp thư giãn tinh thần, giảm nhức đầu và tăng cường trí nhớ hiệu quả.
Hoạt chất này cũng làm đẹp da, giảm bong tróc, kích thích quá trình tự phục hồi giúp da sáng mịn và hồng hào hơn. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, chất chống oxy hoá trong hoa cúc là Apigenin có tác dụng chống ung thư và ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng.
Ngoài trà hoa cúc, các loại nước chống oxy hoá khác như: trà xanh, trà Kuromame, nước ion kiềm Nhật Bản,… Trong đó, nước ion kiềm giàu H2 (Hydrogen) chứa chất oxy hoá mạnh gấp 30 lần so với trà xanh.
Ngoài ra, uống trà hoa cúc giúp tăng lượng Glycine trong nước tiểu giúp ổn định sự co thắt cơ nên có tác dụng giảm các chứng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt đối với phái nữ.
2. 10 lợi ích của trà hoa cúc khiến ai cũng phải uống mỗi ngày
Có thể bạn chưa biết, người nước ngoài rất thích uống trà hoa cúc mỗi ngày bởi các lợi ích mà nó mang lại. Dưới đây là 10 lợi ích của trà hoa cúc mà bạn không thể bỏ qua
Có thể bạn chưa biết, người nước ngoài rất thích uống trà hoa cúc mỗi ngày bởi các lợi ích mà nó mang lại. Dưới đây là 10 lợi ích của trà hoa cúc mà bạn không thể bỏ qua:
Điều trị chứng mất ngủ: Trà hoa cúc được xem là vị thuốc tự nhiên, điều trị rất hiệu quả chứng mất ngủ lâu năm, vì chúng có tác dụng giúp tinh thần thư thái và làm dịu các triệu chứng căng thẳng. Dùng trà hoa cúc vào buổi tối trước khi ngủ sẽ khiến bạn ngủ sâu hơn.
Ngăn ngừa ung thư: Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, trong trà hoa cúc có chứa một lượng chất apigenin, có tác dụng ngăn ngừa sự lan rộng của tế bào ung thư hiệu quả.
Giảm đau bụng kinh đối với nữ: Theo báo Lao Động, hoa cúc có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm bớt đau bụng trong kỳ kinh nguyệt và các chứng co thắt dạ dày. Trà hoa cúc làm tăng mức glycine trong cơ thể, giúp giảm cường độ có thắt cơ bắp, làm giãn các cơ giúp giảm đau.
Hỗ trợ tiêu hoá: Chamomile có trong trà hoa cúc có thể làm giảm co thắt ở lớp lót bên trong của dạ dày, do đó giúp giải phóng khí không cần thiết và đầy hơi trong đường tiêu hoá. Uống trà hoa cúc thường xuyên giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hoá trong thời gian dài.
Có lợi cho tim mạch: Trà hoa cúc chứa flavonoid được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành và đau tim. Trà hoa cúc rất giàu chất chống oxy hoá và cũng có đặc tính chống viêm. Điều này rất có lợi trong việc giữ cho trái tim khoẻ mạnh và hoạt động một cách nhịp nhàng.
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu: Trà hoa cúc giúp điều chỉnh nồng độ glucose và insulin trong cơ thể, vì thế có thể ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng uống trà hoa cúc rất có lợi trong việc giữ lượng đường trong máu thấp, điều này đặc biệt có lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì họ cần duy trì lượng đường trong máu một cách ổn định.
Giảm lo âu căng thẳng: Chất chamomile trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơ thể, đưa bạn vào trạng thái thư giãn, có thể giúp làm dịu các dây thần kinh do đó làm giảm lo lắng.
Chăm sóc da tốt hơn: Chất chamomile cùng các chất chống oxy hoá có tác dụng giúp chống lại các gốc tự do. Điều này có lợi trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây ra mụn trứng cá, làm làn da trở nên mịn màng hơn. Ngoài ra, thói quen uống trà hoa cúc hàng ngày sẽ giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da của bạn từ sâu bên trong. Trà hoa cúc cũng có thể được sử dụng trong các công thức làm đẹp tự chế để cải thiện và duy trì sức khoẻ làn da.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Trà hoa cúc có đặc tính kháng khuẩn, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp hoạt động một cách có hiệu quả. Chính vì thế dùng trà hoa cúc thường xuyên có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh và ho.
Điều trị cảm lạnh: Một trong những tác dụng của trà hoa cúc là giải cảm lạnh rất tốt. Khi có các triệu chứng như ho, sốt, nhức đầu, chảy nước mũi,… bạn nên uống một tách trà hoa cúc nóng và để nó phát huy công dụng. Bạn cũng có thể hít hơi nước từ trà sẽ giảm bớt mũi tắc nghẽn, chảy nước mũi và đau họng.
3. Làm thế nào để uống trà hoa cúc đúng cách?
Nếu bạn đang sử dụng trà hoa cúc mà xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bạn nên dừng uống trà ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để xác định nguyên nhân. Mặc dù có tác dụng phụ của trà hoa cúc nhưng đây vẫn là loại trà thảo mộc nổi tiếng trong dân gian và y học cổ truyền. Chỉ cần uống trà hoa cúc một cách hợp lý, bạn sẽ nhận thấy nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Bí quyết uống trà hoa cúc đúng cách như sau:
a) Uống trà hoa cúc sau khi ăn
Sau khi ăn là thời điểm thích hợp để uống một ly trà hoa cúc. Nguyên nhân là, sau khi ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, cơ thể sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hoá. Một cơ thể bình thường cần ít nhất khoảng 4 giờ để tiêu hoá tốt các thức ăn chứa dầu mỡ.
Vì vậy, theo các nghiên cứu, uống một ly trà hoa cúc sau khi ăn khoảng 30 phút sẽ giúp đẩy lùi các chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi, việc tiêu hoá và hấp thụ thức ăn trở nên dễ dàng. Ngoài ra, đối với các thức ăn mặn thì uống trà này sẽ giúp cân bằng lượng muối trong cơ thể, tránh gây tăng muối so với bình thường, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hoá hoặc dạ dày,…
b) Uống trà hoa cúc trước khi đi ngủ
Là sản phẩm với đa công dụng song để loại trà này có thể phát huy hiệu quả các công dụng này và dễ dàng hấp thụ vào cơ thể thì bạn nhất định phải chú ý đến thời điểm uống trà. Các chuyên gia về sức khoẻ đều đưa ra lời khuyên rằng, một trong những thời điểm thích hợp nhất để uống trà hoa cúc là khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, một ly trà hoa cúc sẽ giúp bạn tỉnh táo, dễ chịu hơn cho buổi tối muộn hay phải thức khuya làm việc.
c) Uống trà hoa cúc sau quá trình hoạt động
Để tăng cường sức khoẻ, nhất là sau khi tập thể dục hoặc sau quá trình vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi, trà hoa cúc sẽ là giải pháp hữu hiệu để cung cấp nước giúp tránh mệt mỏi, choáng váng. Khi uống trà này, bạn không nên dùng quá nóng hoặc quá lạnh khiến cơ thể không hấp thụ, chuyển hoá hết các dưỡng chất từ trong trà.
d) Uống trà theo thời gian trong ngày
Ngoài những thời điểm được nêu ở trên, bạn có thể uống trà hoa cúc vào các thời điểm khác nhau trong ngày như:
- Vào buổi sáng: Dùng một ly trà hoa cúc sau khi ăn sáng khoảng 30 phút sẽ giúp bạn có tinh thần sảng khoái, dễ chịu và năng lượng tràn đầy để bắt đầu một ngày mới.
- Sau bữa trưa: Đây là sự lựa chọn hoàn hảo để giúp bạn thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Thời điểm này, bạn có thể cho thêm 1 ít mật ong hay cam thảo để hương vị trà thêm ngon, thêm đậm đà. Ngoài ra, với kết hợp này cũng tốt hơn cho sức khoẻ, xua tan mệt mỏi vào giờ trưa.
- Sau bữa ăn tối: Như đã nói, sau bữa ăn tối bạn có thể uống 1 ly trà hoa cúc để giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, ngủ ngon hơn.
e) Chỉ uống từ 1-2 ly/ngày
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, mặc dù tốt cho sức khoẻ nhưng không nên sử dụng quá nhiều, quá liều lượng. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên sử dụng từ khoảng 1 – 2 ly trà hoa cúc/ngày. Không cần phải uống theo toàn bộ những thời điểm ở trên, bạn chỉ cần chọn những thời điểm cụ thể, phù hợp nhất với chế độ sinh hoạt và ăn uống của mình.
4. Nước ion kiềm – loại nước tốt nhất để pha trà hoa cúc được tạo ra như thế nào?
Vẫn là nguồn nước ngầm tự nhiên nhưng sẽ đi qua bộ lọc nước thông minh với nhiều lõi lọc đặc biệt, loại bỏ các chất độc hại như chì, clo, kim loại lâu năm từ đường ống, tạp chất, vi khuẩn,… nhưng vẫn giữ lại khoáng chất như ion canxi, kali, natri, magie,…
Nguồn nước đạt chuẩn đầu vào với các khoáng chất được giữ nguyên sẽ trải qua quá trình điện phân, để phân tách các phân tử nước và tái cấu trúc lại phân tử nước để tạo thành nước điện giải ion kiềm (Alkaline ionized water). Nước điện giải ion kiềm không chỉ trong lành, ngọt dịu mà còn có 4 đặc tính ưu việt mà các loại nước khác khó có được:
- Giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh.
- Giàu Hydrogen – chất chống oxy hoá mạnh mẽ.
- Phân tử nước siêu nhỏ (nhỏ gấp 5-6 lần phân tử nước thông thường).
- Giàu vi khoáng tự nhiên với Natri, Canxi, Kali, Magie,…
Đối với máy lọc nước điện giải của AlkaViva, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp loại nước ion kiềm có độ pH 9.5 chuyên biệt dùng để pha trà, pha cà phê ở nút Alkaline 4. Chắc chắn rằng, loại nước này sẽ tạo nên những ly trà thơm ngon hơn bao giờ hết.
5. Tính năng nổi bật của nước ion kiềm độ pH 9.5 giúp pha trà ngon hơn
Để có được tách trà hoa cúc thơm ngon, bạn cần sử dụng nước ion kiềm với độ pH 9.5. Đây là loại nước có thể gọi là có độ kiềm cao nhất mà bạn có thể dùng để uống. Sau đây là những tính năng nổi bật của nước ion kiềm độ pH 9.5 mà bạn cần biết để pha trà ngon hơn:
- Khả năng chiết xuất mạnh
Như đã mô tả, nước ion kiềm pH 9.5 với cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ. Phân tử nước trải qua quá trình điện phân sẽ tồn tại ở kết cấu ion siêu nhỏ. Phân tử nước trải qua quá trình điện phân sẽ tồn tại ở kết cấu ion siêu nhỏ khoảng 0.5 nanomet, chỉ bằng ⅕ phân tử nước thông thường. Khi ấy nước dễ dàng thẩm thấu, giúp trà chiết xuất những tinh chất dễ dàng hơn.
Để kiểm chứng khả năng chiết xuất mạnh của nước ion kiềm, hãy đến với một thí nghiệm pha trà bằng nước ở nhiệt độ thường. Kết quả ở cốc nước lọc, trà chưa được thẩm thấu nên hầu như không có thay đổi màu sắc. Ngược lại, ở cốc nước ion kiềm thì lại phản ứng, trà được thẩm thấu nhanh, màu sắc thay đổi thấy rõ, tương tự như pha với nước nóng.
Nước từ máy lọc nước ion kiềm ở nhiệt độ thường đã có khả năng chiết xuất mạnh mẽ nhờ vào cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ. Khi được đun nóng tác dụng chiết xuất của nước ion kiềm càng mạnh mẽ hơn, giúp trà pha ra màu sắc đậm đà và thơm ngon hơn.
- Khả năng chống oxy hoá mạnh
Từ xưa trong phương pháp pha trà người ta luôn cố gắng làm chậm đi quá trình oxy hoá để trà giữ được mùi lâu hơn, những câu chuyện bên chén trà sẽ được trọn vẹn hơn. Một phương pháp được áp dụng nhiều nhất ở Việt Nam là tưới thêm một gáo nước nữa lên nắp ấm trà, để hạn chế việc trà bên trong ấm, tiếp xúc với oxy, đồng thời giữ ấm cho trà bên trong.
Tuy nhiên, cách này hiệu quả không cao vì quá trình rót trà, mời trà sẽ không tránh khỏi việc oxy hoá mà mất đi mùi hương đặc sắc của trà. Nước điện giải ion kiềm với độ pH 9.5 mang lại khả năng chống oxy hoá cực mạnh, làm chậm lại quá trình oxy hoá không mong muốn này, giữ cho trà hương vị nguyên sơ, mang lại cho ngừoi thưởng lãm một trải nghiệm trọn vẹn hơn.
Tuy nhiên, khi bị đun sôi ở nhiệt độ cao trên 100 độ C, khả năng chống oxy hoá mạnh của nước ion kiềm bị giảm đi đôi chút. Một lưu ý nhỏ khi muốn giữ trọn vẹn khả năng chống oxy hoá của nước là khi nước sôi ở 100 độ C, hay thêm nước ion kiềm nhiệt độ thường vào để giảm nhiệt độ nước xuống 80-90 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng để pha trà.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Uống trà xanh có gây mất ngủ hay không?
Vậy là AlkaViva đã nêu rõ mọi nội dung sức khoẻ về trà hoa cúc. Để có một tách trà ngon, đừng quên sử dụng nước ion kiềm pH 9.5 (nút Alkaline 4), vị trà sẽ đậm đà và trọn vẹn hơn.